Những Thông Tin Cần Biết Về Bệnh Gút

gút2

Bệnh gút (gout) còn được gọi là bệnh thống phong, đây là loại bệnh chuyển hóa có triệu chứng rất đặc thù ở người bệnh. Nguyên nhân xuất hiện bệnh là do có sự tích tụ của nhiều loại axit uric có trong máu. Khi các axit này lắng đọng trong khu vực khớp thì bệnh gout xuất hiện.

Khi bị bệnh, người bệnh cảm thấy đau đớn dữ dội và thường xuyên bị tấy đỏ ở các khớp khi bệnh bùng phát. Mặc dù rất nguy hiểm, song nếu như biết được nguyên nhân gây bệnh, phòng ngừa các đợt bùng phát và thực hiện chế độ ăn uống đảm bảo thì hoàn toàn có thể khống chế bệnh một cách hiệu quả.

Bệnh gút là gì?

Bệnh gút có tên tiếng Anh là gout, dân gian gọi là bệnh thống phong. Bệnh là một loại viêm khớp đột ngột xảy ra gây sưng đỏ và đau nhức ở các khớp. Bệnh gút thường xuất hiện ở những khớp của ngón chân cái, trong một vài trường hợp cũng có thể xuất hiện ở các khớp khác như đầu gối, mắt cá chân, bàn chân, thậm chí là bàn tay, cổ tay và cả khuỷu tay nữa. Hiếm gặp hơn là ở khớp vai, đốt sống cổ, đau khớp háng, khớp vùng chậu.

Bệnh gút xuất hiện cả dạng mãn tính và dạng thứ phát. Mặc dù bệnh sẽ khiến cho những ai mắc phải cảm thấy khó chịu, stress và đau đớn trong thời gian dài, nhưng bạn sẽ vẫn có thể điều trị được dứt điểm và phòng ngừa bệnh tái phát một cách triệt để.

Bệnh gút có những biểu hiện gì?

Bệnh nhân bị bệnh gút thường gặp phải triệu chứng xảy ra đột ngột vào ban đêm. Rất nhiều người bệnh không có những dấu hiệu ban đầu của bệnh. Rất nhiều khi, những biểu hiện của bệnh chỉ xuất hiện khi người bệnh đã từng mắc bệnh gút cấp hoặc mãn tính. Khi có những dấu hiệu cơ bản dưới đây, bạn nên nghĩ tới khả năng mình đã bị mắc bệnh gút. Cụ thể như sau:

  • Các khớp đau dữ dội, xuất hiện tình trạng sưng tấy xảy ra vào buổi sáng sớm.
  • Người bệnh cảm thấy nóng và đau buốt khi chạm vào khớp.
  • Khớp có màu đỏ, hoặc màu đậm hơn so với những vùng da khác.
  • Vùng da xung quanh khớp ấm dần.

Thời gian xuất hiện những biểu hiện của bệnh gút chỉ kéo dài khoảng 1 -2 tiếng mỗi ngày. Thế nhưng cũng có những trường hợp, bệnh nhân có thể chịu những cơn đau kéo dài đến vài tuần.

benh gut

Mỗi một lần phát bệnh, người bệnh phải chịu cơn đau của bệnh trong khoảng thời gian từ 6 – 12 tháng, mỗi một ngày lại có những cường độ khác nhau, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống cũng như công việc của người bệnh. Chính vì thế, ngay khi có những biểu hiện của bệnh, người bệnh cần phải liên hệ ngay với các bác sĩ để có thể được chữa trị kịp thời.

Những giai đoạn của bệnh gout cụ thể là gì?

Bệnh gút được chia ra làm 3 giai đoạn khác nhau từ nhẹ đến nặng. Cụ thể là:

Giai đoạn đầu: Lượng axit uric trong máu đã tăng lên, song người bệnh vẫn chưa có những biểu hiện cơ bản của bệnh gút. Bệnh nguy hiểm ở chỗ, bạn không thể cảm nhận những dấu hiệu của bệnh một cách rõ ràng. Chỉ có những người bị bệnh sỏi thận và mắc đồng thời bệnh gút mới có thể nhận ra được triệu chứng từ giai đoạn đầu.

Giai đoạn 2: Vào lúc này, lượng axit uric trong người bệnh nhân đã tăng cao, điều đó dẫn đến việc hình thành những tinh thể kết tụ ở các ngón chân. Trong gian đoạn 2, người bệnh bắt đầu cảm thấy đau nhức khớp nhưng cơn đau lại không kéo dài quá lâu. Trải qua một thời gian, người bệnh sẽ gặp những triệu chứng khác nhau của bệnh gout với cường độ và tần suất ngày một dày đặc. Người bệnh dễ nhầm lẫn với bệnh thoái hoá khớp vì triệu chứng khá giống nhau

Giai đoạn 3: Triệu chứng của bệnh ngày càng nặng, tinh thể của axit uric sẽ ngày càng ngưng tụ ở khớp. Vào thời điểm này, người bệnh sẽ thấy những khối chất nổi cộm ở phía dưới da với độ to nhỏ, hình dạng khác nhau. Bệnh nhân cảm thấy đau đớn, thậm chí có thể bị phá hủy sụn ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Thông thường, người mắc bệnh gút chỉ dừng lại ở giai đoạn 1 hoặc giai đoạn 2, rất ít người để bệnh tiến triển đến giai đoạn 3. Khi có cơn đau dữ dội ở các khớp, bạn cần phải đi khám bệnh ngay tránh để tình trạng bệnh đến quá muộn mới đi khám.

Những ai dễ bị mắc bệnh gout?

Nguyên nhân chính gây ra bệnh chính là việc người bệnh ăn quá nhiều thực phẩm có chứa chất purine. Tuy nhiên còn có rất nhiều những yếu tố khác khiến cho người bệnh dễ dàng mắc phải căn bệnh gút như:

  • Những người ăn quá nhiều đạm và hải sản.
  • Những người lớn tuổi dễ mắc bệnh hơn những người còn trẻ.
  • Những người uống bia trong một khoảng thời gian dài.
  • Những người bị bệnh béo phì.
  • Những người có người thân từng bị mắc bệnh gút cũng sẽ dễ dàng mắc bệnh này hơn những người khác.
  • Người mới bị chấn thương hoặc trải qua phẫu thuật.
  • Bệnh nhân cao huyết áp.
  • Những người uống quá nhiều thuốc aspirin, thuốc lợi tiểu, các loại thuốc hóa trị liệu và những loại thuốc làm giảm hệ miễn dịch.
  • Người bị viêm khớp dạng thấp, người mắc bệnh truyền nhiễm cũng dễ mắc bệnh gout.

Tuy nhiên, cần phải nhớ rằng, dù không có nguy cơ mắc bệnh nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không thể bị mắc bệnh. Chính vì thế, điều quan trọng là bạn cần phải khám sức khỏe đều đặn theo định kỳ để có thể nhanh chóng phát hiện ra những nguy cơ mắc bệnh khác.

Làm gì để hạn chế những diễn biến của bệnh Gút?

Để có thể ngăn chặn những diễn biến của bệnh gút cũng như hạn chế những nguy cơ tái phát của bệnh. Người bệnh nên thực hiện những lời khuyên của bác sĩ như sau:

benh gout
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ: Bệnh nhân không nên tự ý uống thuốc đặc biệt là những bài thuốc dân gian, những loại thuốc không kê toa theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Thường xuyên thăm khám: Bệnh nhân cần lưu ý tái khám đúng lịch hẹn để bác sĩ có thể theo dõi những diễn biến cũng như tiến triển của bệnh, từ đó có những điều chỉnh sao cho phù hợp.
  • Điều chỉnh cân nặng cho hợp lý: Đối với những bệnh nhân bị béo phì, cần phải thay đổi cân nặng theo chiều hướng tích cực hơn. Điều đó tốt đối với cả sức khỏe cũng như tình trạng bệnh của người bệnh.
  • Hạn chế ăn nội tạng: Bệnh nhân không nên ăn nội tạng động vật ví dụ như lòng lợn, gan ngỗng, vv.
  • Tuyệt đối kiêng các loại chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá, các loại ma túy, vv.
  • Thực hiện nếp sống sinh hoạt lành mạnh: tập thể dục hàng ngày, ngủ sớm, nghỉ ngơi điều độ.
  • Uống cà phê và nước ép có chứa nhiều vitamin C: Bệnh nhân được khuyến khích uống cà phê, nước cam, nước chanh nhưng cần điều tiết một cách thích hợp.
  • Kiêng ăn một số loại thực phẩm: Bệnh nhân không nên ăn nhiều hải sản, thịt đỏ, hạn chế tối đa các loại đồ chiên rán để tránh làm ảnh hưởng đến bệnh.

Những đồ ăn tốt cho bệnh nhân mắc bệnh gout

Đối với hầu hết các loại bệnh, một thực đơn ăn uống hợp lý có tác động cực lớn đến hiệu quả của việc phòng ngừa và điều trị bệnh. Do đó, người bệnh nên xây dựng cho mình một chế độ ăn thật khoa học, vừa giúp giảm thiểu tình trạng bệnh, lại có thể giúp cho cơ thể và vóc dáng thêm khỏe mạnh.

  • Sử dụng các loại thực phẩm giàu chất xơ, có nhiều nước.
  • Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
  • Nói không với nước có ga, có độ kiềm cao.
  • Tuyệt đối kiêng bia, rượu, cà phê và các loại trà.
  • Tránh tăng cân quá mức.
  • Ngủ sớm, dậy sớm, sinh hoạt điều độ.

Gút là một căn bệnh không quá nguy hiểm nếu như bạn biết tuân thủ đúng cách chữa trị và ăn uống của các bác sĩ. Để phòng ngừa bệnh, cần thực hiện ăn sạch – ăn đúng – ăn đủ để đảm bảo sức khỏe và ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh.

Xem thêm: Top 7 thuốc bổ xương khớp của Mỹ, Úc, Nhật được tin dùng nhất hiện nay

Phạm Thúy Ngân

Phạm Thúy Ngân

Phạm Thúy Ngân là một trong những tác giả có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Những bài viết của chị cung cấp kiến thức, kinh nghiệm bổ ích về chăm sóc sức khỏe và làm đẹp đến với cộng đồng.

      Giữ Gìn Sức Khỏe
      Logo