Tình trạng đau khớp gối ở trẻ em hiện nay ngày một trở nên phức tạp với nhiều nguyên nhân gây bệnh. Trong đó, viêm khớp gối là bệnh phụ huynh cần phải nghĩ đến khi trẻ có những triệu chứng bất thường. Việc phát hiện bệnh sớm góp phần điều trị bệnh hiệu quả hơn tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ nhỏ.
Bệnh viêm khớp gối ở trẻ em là gì?
Cấu tạo của khớp gối bao gồm 3 xương chính tiếp giáp với nhau và được bao bọc một lớp sụn trên bề mặt chỗ tiếp giáp các xương. Kèm theo các gân, cơ có tác dụng giúp khớp gối di chuyển.

Bề mặt sụn có cầu tạo trơn, mịn giúp các khớp xương cử động thuận lợi hơn và đây cũng là chất đệm ở khớp xương. Ngoài da, các mô bao hoạt dịch sẽ trải đều trên khớp có tác dụng cung cấp chất nhờn nuôi dưỡng cho sụn và giúp xương di chuyển không gặp phải massager.
Bệnh đau khớp gối ở trẻ em là tình trạng phần xương sụn khớp bị mài mòn, rạn nứt. Chúng trở lên sần sùi và làm cho các vận động của khớp gây đau nhức. Lúc này bề mặt khớp xương cọ sát vào nhau chặt hơn, khít hơn dẫn đến chấn động ở sụn khớp giảm đi.
Bệnh viêm khớp gối có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào trong đó có cả trẻ em. Lúc này trẻ đang cần uống canxi với hàm lượng lớn để phát triển chiều cao. Nếu không được cung cấp đầy đủ sẽ dẫn đến viêm khớp, thoái hóa khớp sớm.
Nguyên nhân gây viêm khớp gối ở trẻ em
Bệnh viêm khớp gối ở trẻ em thường xảy ra với trẻ dưới 16 tuổi. Trẻ bị viêm khớp gối xuất hiện những dấu hiệu bất thường và mức độ nâng cao tùy vào độ sâu của vết thương.

Nguyên nhân gây đau khớp gối ở trẻ em khi bị viêm khớp gối chủ yếu như sau:
- Trẻ bị chấn thương: Trẻ gặp tai nạn giao thông, ngã té khi vui chơi, va đập với vật nặng… sẽ gây nên tình trạng chấn thương xương hoặc bong gân. Nếu không được điều trị đúng cách có thể sẽ dẫn đến bệnh viêm khớp gây đau đầu gối ở trẻ nhỏ.
- Trẻ bị viêm khớp gối do cơ thể mắc phải chứng rối loạn chuyển hóa chất hệ miễn dịch hay nhiễm vi khuẩn, virus gây bệnh. Nâng cao nguy cơ viêm đau khớp háng, viêm khớp gối ở trẻ nhỏ.
- Hệ thống xương phát triển không đồng đều dẫn đến áp lực lên hai bên chân không đồng đều. Khiến các khớp xương đau nhức, thời gian có thể kéo dài đến khi trẻ trưởng thành hoặc có thể được cải thiện chỉ sau vài tháng.
Các bậc phụ huynh cần theo dõi các dấu hiệu đau nhức để có phương pháp điều trị kịp thời. Bệnh đau khớp gối ở trẻ nhỏ có thể ảnh hưởng xấu đến phát triển chiều cao của trẻ và tăng chiều cao tuổi dậy thì.
Một số biến chứng khi trẻ bị đau khớp gối
Bệnh đau khớp gối ở trẻ nhỏ không chỉ ảnh hưởng đến phát triển chiều cao của trẻ mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Một số báo cáo về biến chứng không mong muốn về bệnh viêm khớp gối để lại ở trẻ nhỏ như sau:
- Teo cơ, dính khớp hay nặng hơn là biến dạng khớp gối.
- Giảm dần hoặc mất hẳn chức năng vận động của khớp gối.
- Nghiêm trọng hơn là tàn phế hay bại liệt.
- Các biến chứng khác như bệnh về tim mạch, hở van tim…
- Trẻ bị giới hạn phát triển chiều cao khi đang trong độ tuổi trưởng thành.
Hướng điều trị viêm khớp gối ở trẻ nhỏ
Trong độ tuổi phát triển từ 10 -16 tuổi trẻ nhỏ thường mắc phải các triệu chứng đau nhức khớp gối ngắn hoặc kéo dài. Các bậc phụ huynh cần theo dõi và đưa trẻ đến trung tâm y tế để có những chẩn đoán bệnh và đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.
Đây là cách tốt nhất can thiệp sớm để không để lại những biến chứng xấu ảnh hưởng đến thể trạng của trẻ. Hơn nữa, đây lại là giai đoạn trẻ phát triển chiều cao tối đa nhất. Cần có sự quan tâm và chăm sóc từ phía phụ huynh để có được một chiều cao tối đa nhất.

Nếu được chẩn đoán trẻ bị viêm khớp gối, sẽ được điều trị bằng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, hạ sốt… Bên cạnh đó, bé cần được bổ sung thuốc bổ xương khớp dành cho trẻ em có chứa glucosamine sulphate là thành phần chính cùng các vitamin, khoáng chất, các loại thuốc bổ sung canxi cùng các khoáng chất thiết yếu tốt cho sự tái tạo tế bào sụn khớp đã bị tổn thương. Phụ huynh cũng có thể cung cấp hai chất trên thông qua các loại thực phẩm giàu canxi, glucosamine ngoài tự nhiên.
Bên cạnh đó trẻ cần được kết hợp các phương pháp vật lý trị liệu. Đây là phương pháp mang lại khá nhiều hiệu quả và không gây tác dụng phụ. Ảnh hưởng đến sức khỏe tự nhiên của trẻ.
Đối với những trẻ đã rơi vào tình trạng bệnh nặng, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật. Đây là phương pháp cuối cùng và cũng rất hiếm trường hợp trẻ nhỏ phải dùng đến biện pháp này. Do còn trẻ nên hệ xương của trẻ sẽ tái tạo rất nhanh nên việc điều trị sẽ diễn ra hiệu quả hơn so với những trường hợp lớn tuổi.
Xem thêm: Giới thiệu các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông Y