Đau khớp háng là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị

benh dau khop hang

Đau khớp háng không chỉ khiến người bệnh bị hạn chế vận động, gây mất ngủ, khó chịu mà còn có thể biến chứng nguy hiểm hơn. Chính vì thế, hiểu rõ đau khớp háng là bệnh gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị là rất cần thiết.

Đau khớp háng là gì?

Đau khớp háng là tình tình trạng viêm đau khớp, nó khiến cho người bệnh cảm thấy đau nhức ở vùng khớp háng và rất khó vận động. Tình trạng này thường khởi phát bởi một số bệnh lý về xương khớp nhưng cũng có thể là do tác do thói quen thiếu khoa học của mọi người.

Hiện tượng đau khớp háng có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ở bất cứ độ tuổi nào. Bạn có thể sẽ cảm nhận thấy đau ở một bên háng hay thậm chí là cả hai bên. Không phải ai bị đau khớp ở háng cũng có triệu chứng sưng tấy, đỏ ửng vì bệnh xuất phát từ  nhiều nguyên nhân nên sẽ có những biểu hiện riêng biệt.

dau xuong khop hang

Nguyên nhân gây đau khớp háng

Tình trạng khớp háng bị đau nhức, khó cử động, giảm sức cầm nắm xảy ra thường xuyên, nhất là với người lao động nặng nhọc. Có nhiều nguyên nhân gây đau khớp háng:

Nguyên nhân bệnh lý gây đau khớp háng

Lý do dẫn tới đau khớp háng rất có thể là do bạn đã mắc phải một số bệnh lý liên quan đến xương khớp, dây chằng. Nếu như bạn không nắm rõ được nguyên nhân mình bị bệnh thì rất khó chữa trị.

Thoái hoá khớp háng

Đây là tình trạng phổ biến ở người trung niên, người già, phụ nữ đau khớp háng sau sinh, đương nhiên người trẻ tuổi vẫn có khả năng mắc bệnh nhưng tỷ lệ thấp hơn. Thoái hóa khớp bắt nguồn từ việc bạn bị chấn thương, chế độ dinh dưỡng chưa cân đối, lười vận động hay ngay cả khi lao động nặng. Ở phần khớp háng, đầu xương và mô sụn bị tổn thương do sụn dần bị bào mòn và mất dần đi chức năng của mình. 

Viêm khớp dạng thấp

Đây là dạng viêm khớp mà rất nhiều người mắc phải, xuất hiện khi hệ miễn dịch tự tấn công chính cơ thể của mình. Hiện tượng viêm khớp dạng thấp làm hai bên khớp háng đau nhức, khó chịu và có thể dẫn đến biến dạng xương khớp.

Viêm dây chằng háng

Dây chằng ở háng có thể bị viêm do chấn thương, mang thai và trở nên nhiễm khuẩn. Tình trạng viêm này đau lan rộng và ảnh hưởng nghiêm trọng tới khu vực khớp háng. Biểu hiện của bệnh là đau nhức và sưng ở khu vực khớp háng.

Hoại tử chỏm xương đùi

Đây là tình trạng mà xương đã bị hoại tử do không có đủ máu nuôi dưỡng. Triệu chứng sớm của bệnh lý này là gây đau phần khớp háng, nhức nhối khi bạn di chuyển, xoay người.

Lao khớp háng

Mặc dù là dạng bệnh lao thứ phát rất hiếm gặp nhưng nếu mắc phải sẽ khiến người bệnh bị đau khớp háng. Bệnh xảy ra khi mà tuần hoàn máu đã bị vi khuẩn lao xâm nhập, di chuyển đến khớp háng rồi phát bệnh như biểu hiện trên.

Một số bệnh lý khác

Ngoài những loại bệnh trên, đau khớp háng cũng có thể xuất phát do một số bệnh lý khách như: U nang buồng trứng, xoắn tinh hoàn, viêm âm đạo, sỏi thận,…

Nguyên nhân sinh lý dẫn đến đau khớp háng

Ngoài nguyên nhân do bệnh lý thì một số thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng khiến bạn phải đối mặt với triệu chứng đau khớp háng vô cùng khó chịu.

Chấn thương

Những chấn thương do chạy nhảy, tai nạn, di chuyển sai kỹ thuật đều có thể làm dây chằng háng bị tổn thương hoặc viêm nhiễm. Lúc đó, tình trạng đau khớp háng tất nhiên sẽ xuất hiện.

Vận động nặng

Những người lao động nặng nhọc, thường xuyên vận động khớp háng lặp đi lặp lại gây ảnh hưởng trực tiếp tới các khớp. Tương tự như vậy với ai hay chơi thể thao như đánh cầu, bơi lội, bóng chuyền, bóng rổ. Bệnh viêm khớp háng ban đầu chỉ đau nhẹ, đau âm ỉ nhưng càng về sau lại càng dữ dội, thường xuyên hơn.

Tư thế sai lệch

Tư thế đứng, ngồi, nằm hay di chuyển sai lệch đều mang đến nguy cơ đau khớp háng rất cao. Nó có thể làm đau cơ, đau dây chằng, dây thần kinh ở khớp háng nhưng cũng có thể là sụn khớp đã bị tác động. Trường hợp này không giải quyết triệt để, kịp thời thì để lại vô vàn biến chứng nguy hiểm.

Mang thai

Khi mang thai, trọng lượng cơ thể người phụ nữ tăng lên, áp lực từ bào thai cũng khiến dây chằng khớp háng bị giãn và dễ bị viêm. chính vì thế, phụ nữ mang thai bị đau khớp háng không hề hiếm.

dau khop hang

Triệu chứng đau khớp háng

Đau khớp háng có những triệu chứng vô cùng dễ nhận biết. Bởi nó mang đến cảm giác đau nhức rất khó chịu nên người bệnh sẽ nhanh chóng phát hiện. Đi kèm đó là một số triệu chứng cơ bản như:

  • Cảm giác nóng và nhức nhối ở háng.
  • Đau khi di chuyển kèm theo tiếng kêu lạo xạo do liên kết lỏng lẻo giữa mô sụn và các mô khác.
  • Tê cứng khớp háng, khó co duỗi, nhất là vào sáng sớm hoặc khi thời tiết thay đổi.
  • Khớp háng có thể sẽ bắt đầu đau từ vùng mông trên, hông và lan xuống đến háng.

Các đối tượng dễ bị viêm đau khớp háng

Hầu hết ai cũng có nguy cơ sẽ bị đau khớp háng. Tuy nhiên, một số đối tượng dưới đây dễ mắc bệnh hơn hết:

Tuổi tác

Ngoài 30, nguy cơ bị loãng xương, thoát vị đĩa đệm thoái hóa cột sống, viêm khớp cao gấp nhiều lần so với lứa tuổi 15 đến 28, 29. Đau khớp háng phản ánh phần nào đó việc bộ khung cơ thể đang trên đà xuống dốc, đau dữ dội hơn khi bạn vận động hoặc thời tiết thay đổi.

Giới tính

Nam giới thường hay đau khớp háng nhiều hơn nữ giới vì thói quen vận động và chăm sóc cơ thể không tốt. Đối với nữ giới, hiện tượng đau khớp háng thường xảy ra nhất là lúc mang thai.

Người thừa cân béo phì

Người thừa cân béo phì thường dễ bị đau khớp háng bởi sức ép từ trọng lượng cơ thể. Đồng thời, do cơ thể quá lớn nên việc di chuyển, đứng, ngồi hay nằm đều sai tư thế.

Người có người nhà mắc bệnh xương khớp

Rất có khả năng bạn sẽ di truyền bệnh lý xương khớp từ người nhà dẫn đến hiện tượng đau khớp háng. Vì thế đây cũng là nhóm đối tượng có nguy cơ cao.

Bệnh viêm khớp háng ở người trẻ

Không chỉ có người lớn tuổi mà những người trẻ tuổi cũng rất dễ bị đau khớp háng. Chúng ta cần phát hiện sớm, điều trị kịp thời để không có hệ quả nghiêm trọng:

  • Viêm khớp háng ở trẻ em: Dấu hiệu đau khớp háng ở trẻ em bao gồm sốt cao, đau nhức, vận động bất thường. Nguyên nhân chính là do khớp bị viêm hoặc do chấn thương gây ra. Ngoài khớp háng, đau khớp gối ở trẻ em cũng là bệnh phổ biến cần quan tâm.
  • Viêm khớp háng ở người trẻ tuổi: Người trẻ tuổi thường có xu hướng vận động nặng, liên tục và thói quen sinh hoạt khá tự do. Đó chính là lý do vì sao nhóm đối tượng này nguy cơ bị đau khớp háng cũng rất cao.

Chẩn đoán bệnh đau khớp háng bằng cách nào?

Khi có triệu chứng của bệnh đau khớp háng, bạn cần đến nay cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoán và nhận định tình trạng bệnh. Một số phương pháp chẩn đoán bác sĩ có thể sẽ áp dụng như:

  • Chẩn đoán lâm sàng: Bác sĩ hỏi bạn về biểu hiện, thời gian đau, các thói quen sinh hoạt, ăn uống, bệnh lý nền,…
  • Chẩn đoán cận lâm sàng: Đây là phương pháp sử dụng các xét nghiệm, phân tích để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh và tình trạng nặng nhẹ.

Đau khớp háng có nguy hiểm không?

Đau khớp háng không trực tiếp lấy đi tính mạng của người bệnh nhưng thực sự rất phiền phức và ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh sẽ làm cho bạn hạn chế việc di chuyển, lao động khó khăn, giảm hiệu quả công việc. Cũng vì khớp háng bị đau mà bạn sẽ không tự tin trong cuộc sống, mất đi cơ hội của mình.

Đối với nguyên nhân sinh lý thì không đáng lo, cần nghỉ ngơi hợp lý. Sau khi nghỉ ngơi đủ, bồi dưỡng cơ thể đúng cách hiện tượng đau khớp háng sẽ tự động thuyên giảm.

Đối với nguyên nhân bệnh lý bạn cần điều trị càng sớm càng tốt. Nếu để bệnh quá lâu và nặng có thể dẫn tới:

  • Suy nhược cơ thể.
  • Tàn phế.
  • Hình thành dáng đi xấu.
nguyen nhan dau khop hang

Điều trị viêm đau khớp háng

Việc điều trị bệnh đau khớp háng sẽ áp dụng cách thức khác nhau. Chúng ta có thể điều trị bằng phương pháp Tây Y, Đông Y hoặc sử dụng thực phẩm chức năng chữa đau khớp háng.

Cách chữa đau khớp háng bằng Tây Y

Tuỳ vào nguyên nhân đau khớp háng và tình trạng bệnh mà bạn sẽ được bác sĩ chỉ định:

  • Điều trị nội khoa: Bác sĩ kê đơn thuốc, tác động vào khớp háng để loại bỏ đi tác nhân gây bệnh Để làm được điều đó, bác sĩ cần kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng bệnh.
  • Phẫu thuật: Phương án này thường áp dụng với những người bị đau khớp háng nặng không thể dùng biện pháp nội khoa.

Bài tập chữa đau khớp háng

Để chữa đau khớp háng, bạn nên áp dụng một số bài tập vật lý trị liệu. Phương pháp tập luyện đó không chỉ giúp khớp háng linh hoạt hơn, được bôi trơn hiệu quả mà còn giảm đau nhức khá rõ rệt.

  • Gập và duỗi khớp háng ở tư thế nằm liên tục mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 10 nhịp.
  • Khép và dạng háng: Nằm ngửa, chân dạng ra và khép vào ở tư thế chân thẳng. Lặp đi lặp lại nhiều lần một cách từ từ.
  • Duỗi háng: Nằm ngửa, hai chân co lại và nâng mông lên. Giữ yên tư thế đó 5 giây rồi hạ mông xuống và lặp lại.
  • Nâng chân, tập háng: Nằm ngửa, hai chân để duỗi thẳng và lần lượt nâng thẳng một chân lên cao, giữa 5 giây rồi hạ xuống. Lặp lại tương tự với cân còn lại.

Các bài thuốc chữa đau khớp háng

Trong cuộc sống có rất nhiều loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đau khớp háng hiệu quả. Bạn có thể áp dụng để giảm đau cho mình:

Bài thuốc 1

Dùng 100g rễ cây trinh nữ phơi khô, sao vàng với rượu trắng, sau đó sắc với 600ml nước tới khi cạn còn tầm 300ml thì bắc ra. Chia uống 2 lần/ ngày, sau 4 -5 ngày khớp háng bị đau sẽ được cải thiện rõ rệt.

Bài thuốc 2

Dùng 20g lá lốt (có thể dùng thân, rễ hoặc lá) sắc với 2 bát nước, tới khi còn tầm 1 bát nước thì ngưng. Dùng sau bữa ăn tối. Bạn cũng có thể thái rễ và thân cây lá lốt thành từng khúc, ngâm cùng với rượu trắng khoảng 10 ngày lấy ra xoa bóp khớp háng, mỗi ngày 2 lần.

Thực phẩm chức năng chữa đau khớp háng

Trên thị trường có rất nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng có tác dụng hỗ trợ điều trị dấu hiệu đau khớp háng hiệu quả và an toàn. Bạn có thể tham khảo để chọn lựa cho mình sản phẩm thuốc bổ xương khớp có tác dụng tốt nhất.

Để giảm thiểu tình trạng đau khớp háng chúng ta có thể dùng sản phẩm chứa glucosamine sulfate. Thành phần glucosamine sulfate có tác dụng giảm đau nhanh chóng, làm giảm đi hiện tượng viêm xương khớp đầu gối, hông hoặc cột sống và khớp háng. 

Một số sản phẩm có chứa glucosamine sulfate rất tốt là viên uống bổ khớp Golden Health Glucosamine Sulphate và viên uống Blackmore Glucosamine 1500mg của Úc. Thành phần glucosamine sulfate có trong hai sản phẩm này giúp chúng có tác dụng bôi trơn sụn khớp, giảm phù nề, làm giảm đau, phòng ngừa bệnh xương khớp khi có tuổi…. Đối với người lớn tuổi, viên uống còn giúp cho tình trạng loãng xương được cải thiện rõ rệt, giấc ngủ sâu hơn.

Bạn cũng có thể kết hợp thực phẩm bổ sung chứa glucosamine và chondroitin để giảm tình trạng thoái hoá khớp háng. Đây là phương pháp có tác dụng tốt và đã được khoa học chứng minh. Thực phẩm bổ sung chondroitin thường có trong TPCN sụn cá mập, tiêu biểu là sản phẩm sụn cá mập xanh Golden Health Blue Shark Cartilage 750mg của Úc.

Những điều cần lưu ý khi điều trị đau khớp háng

Trong quá trình điều trị đau khớp háng, các bạn phải chú ý tuân thủ đúng hướng dẫn của bác sĩ. Nếu dùng thực phẩm bổ xương khớp phải dùng đủ liều lượng và đủ thời gian. Ngoài ra đừng quên:

  • Giảm cân để giảm bớt sức ép lên khớp háng và có tư thế hoạt động đúng đắn.
  • Chế độ dinh dưỡng nên bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều canxi, đạm và glucosamine, chondroitin. Chúng có trong các loại hải sản, rau xanh, đặc biệt là vi cá mập.
  • Vận động, tập luyện đều đặn, đúng cường độ để không làm tổn thương khớp háng mà còn giúp hồi phục nhanh, bôi trơn khớp.
  • Nên làm việc phù hợp với sức khỏe bản thân, ngồi hay di chuyển đúng tư thế.
  • Không sử dụng chất kích thích như bia, rượu, ma túy hay thuốc lá,…

Đau khớp háng là một tình trạng rất phổ biến ở con người, nó gây ra những ảnh hưởng cực kỳ xấu. Chính vì thế, bạn hãy duy trì cho mình thói quen sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe tốt. Đặc biệt là điều trị bệnh đúng cách, bổ sung thêm thực phẩm bổ xương khớp để cải thiện tình hình.

Phạm Thúy Ngân

Phạm Thúy Ngân

Phạm Thúy Ngân là một trong những tác giả có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Những bài viết của chị cung cấp kiến thức, kinh nghiệm bổ ích về chăm sóc sức khỏe và làm đẹp đến với cộng đồng.

      Giữ Gìn Sức Khỏe
      Logo