Thoái hóa cột sống thắt lưng: Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị

Bệnh thoái hóa cột sống m47

Thoái hóa cột sống thắt lưng là một căn bệnh thuộc nhóm bệnh thoái hoá khớp, nó không chỉ gây ra những cơn đau âm ỉ quanh năm suốt tháng, căn bệnh này còn cướp đi sự tự do của người bệnh khi cản trở mọi hoạt động sống rất đỗi bình thường của họ. Bệnh lý này đang dần trở nên đáng báo động bởi tính chất nguy hiểm của nó. Vậy, nguyên nhân gây ra thoái hóa cột sống thắt lưng là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng là một bệnh lý mãn tính, xảy ra khi phần đĩa đệm và các sụn khớp liên đới bị thoái hóa, trong khi xương dưới sụn vẫn tiếp tục phát triển trên đốt cột sống. Căn bệnh này không xảy ra đột ngột mà tiến triển một cách âm thầm. Nó dần dần gây ra những cơn đau âm ỉ, kèm theo hiện tượng biến dạng cột sống vùng thắt lưng mà không hề có biểu hiện viêm đỏ.

thoai hoa dot song lung

Thoái hóa cột sống thắt lưng cũng khiến cho các dây thần kinh quan trọng bị chèn ép, gây đau nhức vùng hông, lan xuống đau khớp háng, cẳng chân, bàn chân, làm hạn chế vận động và làm suy giảm nhiều chức năng của cơ thể. Căn bệnh này trực tiếp ảnh hưởng đến phần giữa cột sống và phần lưng dưới, khiến cho người bệnh khó khăn trong việc đứng, ngồi, trong thao tác cúi người và vặn vẹo cột sống. Đa số những người mắc phải căn bệnh này đều đang ở độ tuổi 55 – 65. 

Nguyên nhân gây bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng là hệ quả nghiêm trọng đến từ các yếu tố như tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, sử bệnh và di truyền. Tuổi càng cao thì nguy cơ mắc bệnh càng cao do mọi bộ phận trong cơ thể đều đã thoái hóa. Trong hai giới, phụ nữ cũng có tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa cột sống cao hơn. Bên cạnh đó, người có công việc thường xuyên phải lao động nặng, lao động quá sức vùng thắt lưng, đĩa đệm cũng dễ mắc phải thoái hóa cột sống thắt lưng. Ngoài ra, những tàn dư do chấn thương để lại hoặc yếu tố di truyền cũng sẽ khởi nguồn nên căn bệnh này.

Khi các sụn khớp liên quan đĩa đệm phải chịu áp lực nặng nề qua nhiều năm liền thì chúng sẽ bị bào mòn, trở nên sần sùi và khô ráp. Qua quá trình sống và hoạt động liên tục, phần xương dưới sụn bị tổn hại nặng nề do không còn lớp đệm là sụn khớp bảo vệ. Đĩa đệm thì dần mất đi tính đàn hồi và dây chằng bao khớp lại càng ngày càng trở nên xơ cứng. Chính những sự thoái hóa và tổn thương này đã gây nên những triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. 

Ngoài ra, còn có các yếu tố nguy cơ khác dễ dẫn đến bệnh thoái hoá cột sống thắt lưng như:

  • Thừa cân, béo phì
  • Thói quen lười vận động
  • Đã từng phẫu thuật cột sống
  • Có thói quen hút thuốc lá

Triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hóa cột sống thắt lưng do tuổi tác có thể không biểu hiện một cách rõ rệt. Tuy nhiên, chỉ cần một di chuyển đột ngột cũng có thể khiến các triệu chứng xuất hiện dồn dập và khó dứt. Thông thường, người mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ phải đối mặt với những cơn đau âm ỉ xuất hiện bất thình lình. Đau có thể từ mức độ nhẹ chuyển biến nặng hơn mỗi khi người bệnh cử động vùng thắt lưng sau một quãng thời gian dài không vận động (như ngồi yên hoặc nằm yên một chỗ). 

benh thoai hoa cot song

Thông thường, có 4 giai đoạn của bệnh cần lưu ý như sau:

Giai đoạn đầu

Đây là thời kỳ bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng mới khởi phát, tuy nhiên vẫn gây ra nhiều thay đổi bất thường cho cơ thể người bệnh. Xét về cái nhìn tổng quan, cơ thể người bệnh mất đi sự cân đối trước kia, đường cong tự nhiên đã thay đổi và các cơ quan quanh phần xương sống chịu nhiều áp lực mới. Trong giai đoạn này, vì bệnh mới chỉ bắt đầu nên cơ thể sẽ tự điều chỉnh lại để thích ứng với sự thay đổi bất thường. Vì thế, người bệnh sẽ chưa nhận thấy những triệu chứng đau nhức cơ bản.

Giai đoạn hai

Bước vào giai đoạn sau, triệu chứng đau nhức, tê buốt, cứng khớp và mệt mỏi bắt đầu xuất hiện. Người bệnh dễ dàng nhận thấy sự thay đổi rõ rệt trong hình dạng của cột sống. Tư thế đi đứng và dáng người thay đổi nhanh chóng khi chiều cao giảm đi do hẹp ống sống. Người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng trong giai đoạn này trông cũng hơi gù và đi lại có chút bất tiện.

Giai đoạn ba

Đây là thời kỳ mà cột sống lưng và toàn bộ hệ thống dây thần kinh liên đới bị tổn hại nặng nề. Người bệnh thường xuyên cảm thấy đau đớn, cơn đau kéo dài và khó dứt. Vì thế mà người bệnh không thể vận động nhiều, gặp rất nhiều khó khăn trong sinh hoạt và mọi hoạt động sống bị hạn chế.

Giai đoạn cuối

Ở giai đoạn cuối, những tổn thương do thoái hóa cột sống thắt lưng gây ra dường như không thể chữa khỏi nữa. Hệ thống xương khớp vùng thắt lưng đã bị biến dạng. Dây thần kinh bị chèn ép lâu ngày dẫn đến teo cơ, mất hẳn sức mạnh. Nhiều biến chứng có thể xảy ra như viêm cột sống, dính khớp, biến dạng cột sống,… 

Ngoài ra, ở một số đối tượng, triệu chứng bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng còn nghiêm trọng hơn như:

  • Chân tay trở nên yếu ớt
  • Chân tay khó phối kết hợp trong nhiều hoạt động
  • Các cơ bắp đôi khi co thắt và đau đớn
  • Đau đầu
  • Khó giữ thăng bằng, trở ngại khi đi lại
  • Khó kiểm soát vấn đề bài tiết, không thể điều khiển bàng quang và ruột

Bởi thoái hóa cột sống thắt lưng có những biểu hiện hết sức bất tiện như vậy, người bệnh cần tìm đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán bệnh sớm nhất có thể. 

Chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng

Khác với các bệnh lý về xương khớp khác, việc chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng khá phức tạp. Có 2 bước chẩn đoán đối với căn bệnh này để làm rõ mức độ bệnh và đưa ra phương hướng điều trị cụ thể:

benh thoai hoa cot song that lung

Chẩn đoán lâm sàng

Có thể chẩn đoán bệnh lâm sàng thông qua một số biểu hiện cơ bản nhất của bệnh như:

  • Cứng cột sống mỗi sáng thức dậy.
  • Ở mức độ nhẹ, người bệnh bị đau cột sống thắt lưng một cách âm ỉ, càng vận động càng đau, chỉ giảm đau khi nghỉ ngơi.
  • Ở mức độ nặng, người bệnh đau nhức nhối suốt ngày đêm, đau đến mức không ngủ nổi.
  • Mỗi khi cử động cột sống sẽ nghe thấy tiếng lục khục.

Chẩn đoán cận lâm sàng

Ở bước này, người bệnh sẽ được tiến hành chụp cắt lớp hoặc xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh:

  • Chụp X-quang hình ảnh khe đĩa đệm, mâm đĩa đệm, xương dưới sụn, xương đốt sống vùng thắt lưng.
  • Xét nghiệm máu và sinh hóa
  • Chụp cộng hưởng từ cột sống

Phương pháp điều trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Nếu không điều trị đúng cách và có lộ trình phục hồi chức năng thiết yếu thì rất có thể bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, cũng còn tùy thuộc vào mức độ của bệnh mà bác sĩ sẽ khuyến nghị phương pháp điều trị phù hợp với người bệnh. Dưới đây là 4 phương pháp điều trị phổ biến nhất:

Chăm sóc tại nhà

Trong trường hợp bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng ở thể nhẹ với những biểu hiện không quá phức tạp, thỉnh thoảng chỉ cứng cột sống và đau nhẹ thì người bệnh không nhất thiết phải điều trị tại cơ sở y tế.

  • Sử dụng thuốc giảm đau không cần kê đơn: Người bệnh có thể tìm đến các loại thuốc chống viêm không chứa steroid để làm giảm nhanh biểu hiện đau cứng cột sống thắt lưng. 
  • Thay đổi tư thế đi, ngồi, đứng: Điều chỉnh lại tư thế đi, ngồi và đứng để không gây ra những cơn đau bất chợt do vận động sai tư thế.
  • Thường xuyên vận động: Người bệnh nên tập thể dục đều đặn hàng ngày để các khớp và cơ được linh hoạt, dẻo dai. Lưu ý chỉ áp dụng những bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội đơn giản để tăng cường sức mạnh của cơ bắp và cải thiện cột sống thắt lưng. Để đảm bảo an toàn nhất, người bệnh có thể nhờ bác sĩ hoặc kỹ thuật viên hướng dẫn các thao tác vật lý trị liệu tại nhà. 
  • Nghỉ ngơi hợp lý: Khi có triệu chứng đau, người bệnh nên dừng các hoạt động thể chất và nghỉ ngơi ngay lập tức. Không nên cố cử động vì sẽ làm cơn đau nghiêm trọng hơn.

Vật lý trị liệu

dieu tri thoai hoa cot song

Ở mức độ nặng hơn một chút, người bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng nên áp dụng những biện pháp vật lý trị liệu để kiểm soát tình trạng bệnh tốt hơn như: châm cứu, nắn lại cột sống, massage và xoa bóp, siêu âm, kích điện,…

Điều trị bằng thuốc có chỉ định

Nếu người bệnh thường xuyên phải đối mặt với những cơn đau âm ỉ, lúc này hãy tuân theo mọi chỉ định của bác sĩ. Với bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng, người bệnh sẽ được kê một số loại thuốc với công dụng như: giảm đau, giãn cơ, giảm co thắt, giảm đau thần kinh,…

Tiến hành phẫu thuật

Đối với người bệnh mắc thoái hóa cột sống thắt lưng nghiêm trọng, triệu chứng kéo dài mà không làm cách nào thuyên giảm được, có thể sẽ phải can thiệp phẫu thuật để phục hồi lại chức năng. Ở một số tình trạng nguy hiểm hơn như dây thần kinh bị chèn ép, gây tê liệt khả năng kiểm soát ruột và bàng quang thì cũng phải tiến hành phẫu thuật để không gây ra biến chứng nghiêm trọng hơn.

Sử dụng thực phẩm chức năng

Ngoài những phương pháp kể trên, còn một phương pháp đang ngày càng phổ biến hiện nay là sử dụng thuốc bổ xương khớp của Mỹ, Úc, Nhật để phòng ngừa và hỗ trợ giảm các triệu chứng thoái hoá cột sống. Đây là những quốc gia có nền y học phát triển và dẫn đầu trong những nghiên cứu và sản phẩm bảo vệ sức khoẻ. Trong đó, thương hiệu Golden Health của Úc đặc biệt là thương hiệu được ưa chuộng trên toàn thế giới. Thuốc bổ khớp Golden Health Glucosamine Sulphatesụn cá mập xanh Golden Health Blue Shark Cartilage 750mg là hai sản phẩm nổi bật của thương hiệu Golden Health, được kiểm nghiệm vô cùng khắt khe về độ an toàn, quy trình sản xuất cũng như hiệu quả đối với xương khớp. Bộ đôi sản phẩm cũng đã được rất nhiều người tin dùng và đánh giá tích cực.

Cách phòng ngừa thoái hóa cột sống thắt lưng 

Bởi thoái hóa cột sống lưng là một căn bệnh của tuổi già, không ai có thể ngăn được căn bệnh này xảy ra. Tuy nhiên, mỗi người hoàn toàn có thể làm được rất nhiều điều để phòng ngừa căn bệnh này xảy ra quá sớm hoặc quá mức nghiêm trọng. Có nhiều biện pháp để tăng cường sức khỏe cột sống nói riêng và hệ thống xương khớp nói chung như:

  • Cải thiện tư thế, dáng đi, đứng, ngồi và vận động, luôn giữ thẳng lưng, không gù gập.
  • Luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên nếu có một công việc văn phòng ít vận động.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, bổ sung các loại thức ăn chứa glucosamine, chondroitin, thực phẩm giàu canxi và các loại vitamin D, E.
  • Duy trì cân nặng hợp lý, hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo động vật và chứa nhiều dầu mỡ. Thay vào đó, hãy sử dụng nhiều thực phẩm có lợi cho xương khớp hơn.
  • Nói không với chất kích thích như rượu, bia và đặc biệt là thuốc lá.
  • Có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý để cho xương khớp được thư giãn.

Bài viết trên đây đã giúp bạn đọc giải đáp mọi thắc mắc xung quanh căn bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng. Đây là bệnh lý gây ra nhiều nhức nhối và làm suy giảm chất lượng sống của người bệnh. Tuy nhiên, thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ không phải là căn bệnh nghiêm trọng nếu như bạn ý thức được và tập trung vào cải thiện sức khỏe của bản thân ngay hôm nay. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

Xem thêm: Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Phạm Thúy Ngân

Phạm Thúy Ngân

Phạm Thúy Ngân là một trong những tác giả có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Những bài viết của chị cung cấp kiến thức, kinh nghiệm bổ ích về chăm sóc sức khỏe và làm đẹp đến với cộng đồng.

      Giữ Gìn Sức Khỏe
      Logo