Thoái hóa khớp: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

thoai hoa khop

Thoái hóa khớp là bệnh lý phổ biến thường xảy ra ở người cao tuổi, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO, có khoảng 20% dân số bị mắc bệnh thoái hóa khớp. Ở Việt Nam tỉ lệ này là 23,3% đối với người trên 40 tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa. Một vài biến chứng như: đau nhức dai dẳng, teo cơ, biến dạng khớp, liệt cơ, mất khả năng vận động, thậm chí gây tàn phế suốt cuộc đời… dễ xảy ra nếu không được điều trị kịp thời. Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị thoái hóa khớp hiệu quả nhất sẽ được đề cập trong nội dung bài viết dưới đây.

Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp tiếng Anh là Osteoarthritis hay Degenerative arthritis, là khái niệm chỉ tình trạng các mô sụn bị phá vỡ khiến xương trong khớp cọ xát với nhau. Điều này có thể gây đau, khô cứng khớp và xuất hiện các triệu chứng khác như viêm, giảm thiểu dịch khớp. 

Thoái hóa khớp thường xuất hiện ở những khớp hay vận động và chịu nhiều trọng tải áp lực như: khớp gối, đốt sống cổ, đốt sống lưng, khớp háng,… 

nguoi bi xuong khop

Dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa khớp

Thông thường, dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hóa khớp sẽ có sự khác nhau ở từng bệnh nhân qua các giai đoạn mắc bệnh. Cụ thể:

Giai đoạn đầu

Dấu hiệu chưa rõ ràng, thoái hóa khớp thường bắt đầu ở đầu gối, khe khớp gần như bình thường, sụn khớp có thể bị ảnh hưởng nhẹ. Khớp chưa có dấu hiệu bất thường, hầu như không cảm thấy đau nhức, triệu chứng chưa rõ ràng, người bệnh đi lại bình thường. Khi hoạt động nhiều, liên tục có thể có cảm giác đau. Nếu chụp X-quang cũng chưa phát hiện ra bất thường ở khớp. 

Giai đoạn 2 

Bệnh tiến triển ở mức độ nhẹ, người bệnh cảm nhận được triệu chứng đau khi vận động nhiều, giảm đau khi nghỉ ngơi và cứng khớp khi trời lạnh hoặc vào buổi sáng. Trên hình ảnh chụp X quang, thấy hình ảnh gai xương, khe khớp hẹp nhẹ nhưng bề mặt sụn khớp vẫn chưa bị thay đổi nhiều, bao hoạt dịch vẫn hoạt động bình thường nên cung cấp đủ dịch khớp nuôi dưỡng sụn và bôi trơn khớp. Do đó, hoạt động của khớp vẫn bình thường. 

Giai đoạn 3 

Tổn thương rõ nét, trên hình ảnh X- quang cho thấy khe khớp hẹp rõ, có nhiều gai xương, lớp sụn khớp bị bào mòn nhiều, có thể bị biến dạng bề mặt khớp. Người bệnh bắt đầu cảm thấy khó chịu, khả năng đi lại, vận động bị hạn chế, các cơn đau xuất hiện nhiều hơn, đặc biệt là cứng khớp vào buổi sáng. Các đợt viêm khớp gối như sưng đau, tràn dịch xuất hiện nhiều hơn. 

Giai đoạn cuối 

Tổn thương sụn khớp bắt đầu phát triển, hình ảnh X-quang cho thấy khe khớp hẹp nhiều, gai xương có kích thước lớn, sụn khớp bị bào mòn nhiều, hình ảnh biến dạng bề mặt khớp rõ. Chất nhờn bôi trơn khớp giảm gây nên hiện tượng ma sát giữa đầu xương gây đau nhức, lúc này hoạt động đi lại, vận động gặp nhiều khó khăn. Người bệnh cần điều trị kịp thời tránh nguy cơ bệnh nặng gây lệch trục khớp, biến dạng khớp, dính khớp. 

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp

Nguyên nhân gây thoái hóa khớp thường xảy ra khi quá trình thoái hóa sụn khớp bên trong cơ thể bị mất cân bằng. Quá trình thoái hóa khớp diễn ra nhanh làm cho sụn và đĩa đệm bị hao mòn, gây tổn thương ở đầu xương. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này phải kể đến các yếu tố sau:

Tuổi tác: Tuổi tác là yếu tố chính, tuổi càng cao thì quá trình lão hóa tự nhiên bên trong cơ thể diễn ra càng nhanh, hệ thống xương khớp bị ảnh hưởng và yếu dần. Bệnh thường gặp ở những người ngoài 40 tuổi. 

Thừa cân, béo phì: Thừa cân, béo phì làm cho trọng lượng cơ thể nặng, áp lực lên các khớp, khớp gối, khớp sống cổ chịu ảnh hưởng lực lớn. Nếu diễn ra trong thời gian dài khiến cho khớp và hệ thống dây chằng bị tổn thương, gia tăng nguy cơ mắc bệnh. 

Luyện tập thể thao quá độ: Tập luyện thể thao không đúng cách, tập luyện với cường độ mạnh dễ gây chấn thương tại các khớp. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách khiến cho quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn. 

Thói quen sinh hoạt sai tư thế: ngồi nhiều, nằm hoặc gập người sai tư thế… tác động tiêu cực đến hệ thống xương khớp, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh. 

Chế độ ăn uống thiếu khoa học: thiếu chất dinh dưỡng, thiếu hụt canxi, glucosamine và chondroitin sẽ khiến cho mật độ xương giảm dần, điều này khiến cho hệ thống sụn khớp dễ bị bào mòn và thoái hóa hơn.

Do mắc bệnh lý: mắc bệnh lý như loãng xương, viêm khớp dạng thấp, nhiễm trùng khớp… cũng có thể dẫn đến thoái hóa khớp. 

Nguyên nhân khác: Di truyền, dị tật bẩm sinh tại khớp… cũng có thể dẫn đến thoái hóa khớp. 

Các khớp trên cơ thể thường bị thoái hóa khớp

Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là tình trạng khớp gối bị hư hỏng phần sụn, đĩa đệm giữa 2 xương đầu gối do quá trình lão hóa xương khớp gây ra. Khớp gối là vị trí có tỷ lệ bị tổn thương cao nhất bởi phải gánh chịu một trọng lực lớn để giữ cơ thể đứng vững, xoay và di chuyển. 

Thoái hóa khớp gối thường gặp ở những người lớn tuổi (trên 60 tuổi), người bệnh sẽ cảm thấy đau khớp gối ở phía trước và bên cạnh đầu gối, khớp yếu khiến cho đầu gối bị khụy xuống khi phải chịu sức nặng. Người bệnh đứng, ngồi khó khăn, trường hợp nặng dễ bị tê chân, biến dạng nhẹ ở khớp gối. 

Xem thêm: Giới thiệu các phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối bằng Đông Y

thoai hoa khop goi

Thoái hóa khớp háng

Thoái hóa khớp háng gồm 2 thể bệnh:

Thoái hóa khớp háng nguyên phát: thường gặp ở người trên 60 tuổi, chiếm 50% các trường hợp mắc bệnh. 

Thoái hóa khớp háng thứ phát: được phân thành các dạng nhỏ sau:

  • Thoái hóa khớp háng sau chấn thương như: trật khớp háng, gãy cổ xương đùi hoặc vỡ ổ cối.
  • Thoái hóa khớp háng sau khi bị hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi hoặc sau biến dạng mắc phải coxa plana.
  • Thoái hóa khớp háng trên nền dị dạng cũ: trật khớp háng, thiểu sản khớp háng,…

Triệu chứng thường gặp: người bệnh đau khớp háng ở phía trước, đau sâu bên trong,·đau phía trước đùi, sau mông rồi lan xuống gối… 

Thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay

Vùng gốc ngón cái và các khớp ngón tay là vị trí tác động gây thoái hóa khớp ngón tay, bàn tay. Triệu chứng đầu tiên là đau và cứng khớp. Đau thường xảy ra mỗi khi vận động, giảm dần nếu các khớp cổ tay, bàn tay, ngón tay được nghỉ ngơi. Tính chất của cơn đau thường không dữ dội mà thường đau âm ỉ.

Khi các khớp bị đau dễ kèm theo sưng nhẹ hoặc hình thành các nốt cứng, trở nên gồ ghề, cong nhẹ. 

Thoái hóa cột sống thắt lưng

Thoái hoá cột sống thắt lưng là tổn thương cột sống thường gặp, đôi khi ảnh hưởng đến đau thần kinh tọa, người bệnh thường có cảm giác đau rất mạnh từ lưng xuống mặt trong đùi và chân. 

Người bệnh sẽ thấy đau khi ngủ dậy, cơn đau sẽ giảm dần nhưng vẫn âm ỉ cả ngày, thỉnh thoảng sẽ tăng lên nếu người bệnh làm việc nặng nhọc. 

Thoái hóa cột sống cổ

Đây là quá trình bệnh lý ở các đốt sống cổ, bắt đầu bằng những hiện tượng hư khớp ở các diện đốt sống, đĩa đệm đốt đến các bao hoạt dịch, dây chằng, dần dần về sau xuất hiện hiện tượng thoái hóa các đốt sống, gây đau cổ, đặc biệt là khi vận động vùng cổ, mang vác nặng. 

Biểu hiện: Cảm giác đau mỏi ở cổ, sau gáy, lan đến cánh tay ở phía có dây thần kinh bị chèn ép ảnh hưởng. 

Thoái hóa khớp vai

Tình trạng thoái hóa khớp vai phải, thoái hóa khớp vai trái hoặc thoái hóa cả hai bên khớp vai là sự tổn thương ở sụn khớp và các mô xương dưới sụn. 

Người bệnh bị thoái hóa khớp vai sẽ xuất hiện triệu chứng: 

  • Đau nhức khớp vai, lan xuống phần bả vai, ức và cổ, cơn đau âm ỉ hoặc tăng dần
  • Dưng khớp vai do viêm nhiễm
  • Cứng khớp vai, khó hoạt động linh hoạt, thậm chí không thể cử động vai, xoay bả vai
  • Khớp vai phát ra tiếng kêu “lục khục” khi xoay vai
  • Vai yếu và có tình trạng teo cơ

Điều trị thoái hóa khớp thế nào?

Điều trị thoái hóa khớp bằng thuốc Tây

Tất cả các trường hợp điều trị thoái hóa khớp phải được bác sĩ chuyên khoa chỉ định và tuân thủ theo đúng liệu trình. Tùy thuộc vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của từng bệnh nhân mà bác sĩ chỉ định dùng thuốc giảm đau, thuốc tiêm, kháng viêm, giãn cơ… Thuốc dùng qua đường uống, đường bôi, dán tại chỗ, hoặc đường tiêm trực tiếp vào ổ dịch. Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng, lạm dụng thuốc dễ dẫn đến tác dụng phụ.

Vật lý trị liệu chữa thoái hoá khớp

Một số phương pháp vật lý trị liệu được sử dụng cho những trường hợp thoái hóa khớp nhẹ như: chườm nóng, xung điện, chiếu đèn hồng ngoại, dùng máy phát sóng ngắn, luyện tập cơ, khớp, xoa bóp… giúp giảm đau, chống viêm. Cùng với đó, người bệnh cần nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh. Phương pháp này được áp dụng ở giai đoạn sớm, cần điều trị kết hợp với phương pháp khác để đạt được hiệu quả. 

Phẫu thuật thoái hoá khớp

Với những trường hợp mắc bệnh nặng như: biến dạng khớp, cứng khớp không cử động được, thoái hóa khớp kèm viêm bao hoạt dịch… không thể can thiệp bằng biện pháp thông thường, người bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn phẫu thuật: khoang kích thích tạo xương (microfracture), cấy ghép tế bào sụn, mổ thay khớp, điều trị dưới nội soi khớp (cắt lọc, bào, rửa khớp)…

Chữa thoái hóa khớp bằng phương pháp Đông Y

Cơ chế điều trị trong Đông Y là cân bằng âm dương, đẩy lùi bệnh từ căn nguyên, tăng cường sức khỏe, phục hồi chức năng phủ tạng. Để chữa thoái hóa khớp hiệu quả, y học cổ truyền sử dụng các bài thuốc Đông Y từ thảo dược tự nhiên và châm cứu, bấm huyệt. Các phương pháp điều trị thoái hoá khớp gối bằng Đông Y, thoái hoá khớp háng, khớp tay, chân hiện nay cũng đang được nhiều người áp dụng.

Thoái hóa khớp ở người trẻ tuổi

Ở những người trẻ tuổi, thoái hóa khớp thường xuất phát từ những nguyên nhân như: các dị dạng bẩm sinh, biến dạng sau chấn thương, ít vận động, béo phì, tăng cân quá mức, ngồi sai tư thế… Ngoài ra, những người trẻ bị các bệnh lý khác như: đái tháo đường, tăng huyết áp cũng góp phần làm tăng nguy cơ dẫn đến thoái hóa khớp. 

Thoái hóa khớp nếu xuất hiện ở những người trẻ tuổi thì tuyệt đối không được chủ quan, bởi ảnh hưởng không nhỏ đến công việc, sinh hoạt hàng ngày, về lâu về dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. 

thoai hoa dot song lung

Làm thế nào để phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp?

Phòng ngừa thoái hóa khớp bằng chế độ dinh dưỡng khoa học

Một chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý với chế độ ăn uống phù hợp sẽ góp phần rất lớn tác động đến sụn khớp và xương dưới sụn, hỗ trợ quá trình điều trị thoái hóa khớp tốt hơn. Những người bị thoái hóa khớp cần bổ sung các thực phẩm giàu vitamin E, C, D, và K, các thực phẩm tăng chất nhờn cho khớp và tránh các thực phẩm làm gia tăng mức độ viêm.

Nên ăn những thực phẩm sau: hạt nhân (giàu vitamin E), cá hồi (giàu vitamin D), cam (nhiều vitamin C), rau cải bó xôi,… Một số món ăn như: canh bí xanh nấu sườn, canh mướp đắng nấu đậu phụ, canh đậu xanh, ý dĩ nhân… là món ăn rất tốt cho người bị thoái hóa khớp. 

Hạn chế và tránh nhuwnnxg thức ăn chứa nhiều đường và carbohydrate, các thực phẩm chiên và thực phẩm đóng hộp (nhiều muối và chất bảo quản). Không nên sử dụng thuốc lá, rượu, các chất kích thích,…

Chế độ vận động hợp lý phòng bệnh thoái hoá khớp

Khi lao động, làm việc cần tránh những tư thế không phù hợp; không mang vác nặng, quá mạnh…; tránh ngồi xổm, ít vận động, gập gối lâu; tránh tăng cân để giảm áp lực lên khớp xương. Cần thường xuyên vận động, tập luyện thể dục nhẹ nhàng. Ngay khi thấy các dấu hiệu bất thường cần đi khám ngay để được bác sĩ tư vấn và điều trị kịp thời.  

Sử dụng thực phẩm chức năng chữa thoái hoá khớp

Để cải thiện tình trạng thoái hóa khớp, ngoài việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cần bổ sung thực phẩm chức năng bổ xương khớp chứa glucosamine, chondroitin,… giúp phòng ngừa và giảm thiểu tối đa các triệu chứng thoái hóa khớp, xua tan những cơn đau nhức, mệt mỏi, mang đến trạng thái thoải mái vận động cho người sử dụng. Tiêu biểu phải kể đến:

Viên uống bổ xương khớp Glucosamine Golden Health của Úc

Thuốc bổ khớp Golden Health Glucosamine Sulphate của Úc là sản phẩm bảo vệ sức khỏe có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các bệnhvề xương khớp, giảm các cơn đau nhức khớp.

golden health glucosamine australia

Công dụng 

  • Giúp bôi trơn sụn khớp, tăng độ linh hoạt của khớp, giảm khô cứng khớp.
  • Giảm cơn đau khớp, sưng phù.
  • Hỗ trợ điều trị những cơn đau khớp mãn tính không mong muốn.
  • Tăng cường dịch nhờn quanh khớp, hạn chế thoái hóa khớp xương, giảm đau nhức xương khớp.

Đối tượng sử dụng

  • Người mắc bệnh thoái hóa khớp gối, háng, lưng, tay…
  • Người bị đau nhức xương khớp, thường xuyên bị khô cứng khớp, cử động khớp khó khăn.
  • Người thường xuyên duy trì khớp ở các tư thế bất lợi như cúi người, leo cầu thang…
  • Người thường xuyên chơi thể thao, hoạt động, lao động nặng quá mức.

Hướng dẫn sử dụng

  • Uống 1 viên/ngày sau bữa ăn hoặc sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Không sử dụng thay thế hoàn toàn chế độ ăn uống.
  • Nếu xuất hiện các triệu chứng tiêu cực nên ngừng sử dụng và đến gặp bác sĩ để đươc nghe tư vấn.

Viên uống bổ khớp Blackmores Glucosamine Sulfate của Úc

Viên uống Blackmores Glucosamine Sulfate có chứa glucosamine sulfate hàm lượng 1500mg giúp cải thiện hiệu quả các tình trạng đau nhức, tăng độ linh động và cải thiện khả năng vận động của khớp.

blackmores glucosamine 1500 one a day cua uc

Công dụng

  • Giảm các tình trạng viêm khớp nhẹ.
  • Giảm đau nhức khớp, tăng dịch nhờn, tạo sụn khớp và giảm khô cứng khớp.
  • Góp phần điều trị thoái hóa khớp gối, háng, tay.

Đối tượng sử dụng

  • Người thường xuyên bị đau khớp, cứng khớp, vận động khó khăn,…
  • Dùng cho người hay vận động nặng, người trung niên, người già, người thoái hóa khớp.
  • Người có triệu chứng sưng tấy xương khớp 

Hướng dẫn sử dụng

  • Người lớn, uống 1 viên/ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Người dưới 18 tuổi chỉ được phép sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

Sụn vi cá mập Golden Health Blue Shark Cartilage

Đây là sản phẩm xuất xứ từ Úc, Golden Health Blue Shark Cartilage được chiết xuất chính từ sụn vi cá mập tự nhiên. Sản phẩm được sản xuất bằng dây chuyền công nghệ hiện đại, theo tiêu chuẩn Úc, do đó người dùng có thể an tâm về chất lượng khi sử dụng.

vien uong sun vi ca map golden health cua uc 750mg

Thành phần

Sụn cá mập xanh Golden Health Blue Shark Cartilage 750mg có thành phần chính là các mô liên kết, bao gồm mucopolysaccharides (chứa chondroitin sulfate), glycosaminoglycans, chất đạm, calcium và collagen

Công dụng

  • Bổ sung dưỡng chất để tái tạo và phục hồi sụn khớp, dịch khớp
  • Hỗ trợ điều trị, phòng ngừa thoái hóa khớp, ngăn chặn sự phá hủy sụn
  • Hạn chế mỏi mắt, giúp mắt điều tiết tốt hơn; đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể. 

Hướng dẫn sử dụng

Mỗi ngày người bệnh cần sử dụng 1-2 viên, nên uống sau khi ăn. Sụn vi cá mập Golden Health Blue Shark Cartilage không dùng cho người dưới 18 tuổi. Cần đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.

Các sản phẩm trên đều rất tốt cho những người bị thoái hóa khớp, được người dùng chứng minh có hiệu quả phòng tránh mắc các bệnh về xương khớp. Bạn có thể đặt mua sản phẩm chính hãng tại Heluva qua 1 trong 2 hình thức sau:

Đặt hàng online tại: heluva.vn – giao hàng toàn quốc, kiểm tra sản phẩm trước khi thanh toán.

Mua trực tiếp ở cửa hàng tại địa chỉ: 440/11 Cây Trâm, Phường 9, Quận Gò Vấp, TP. HCM.

Phạm Thúy Ngân

Phạm Thúy Ngân

Phạm Thúy Ngân là một trong những tác giả có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Những bài viết của chị cung cấp kiến thức, kinh nghiệm bổ ích về chăm sóc sức khỏe và làm đẹp đến với cộng đồng.

      Giữ Gìn Sức Khỏe
      Logo