Nhắc đến viêm khớp dạng thấp, chúng ta đều nghĩ ngay đến những cơn đau co cứng khớp dai dẳng thường gặp. Tuy nhiên, không mấy ai biết các biến chứng nghiêm trọng của bệnh còn để lại những ảnh hưởng nặng nề trên những cơ quan khác trên cơ thể. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp tất cả những thông tin về bệnh viêm khớp dạng thấp thường gặp, đừng bỏ lỡ!
Viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp hay viêm đa khớp dạng thấp, là một bệnh mạn tính do rối loạn tự miễn trong cơ thể gây ra, khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô trong chính của cơ thể . Bệnh lý này gây viêm (đỏ, sưng) dẫn đến đau, xơ cứng và sưng khớp, phần lớn ở khớp tay, khớp lưng, khớp bàn chân và khớp gối. Viêm khớp dạng thấp không những làm phá hủy, tổn thương đến hệ khớp của cơ thể mà có thể làm tổn thương đến cả hệ thống như da, mắt, phổi, tim và mạch máu.

Nguyên nhân gây bệnh viêm khớp dạng thấp?
Mặc dù viêm khớp dạng thấp liên quan đến các phản ứng tự miễn, tuy nhiên nguyên nhân nào khiến hệ miễn dịch tự tấn công cơ thể thì rất khó xác định, có thể do nhiều yếu tố.
Theo nghiên cứu, một yếu tố gen đã được xác định trong quần thể da trắng, di trú ở một epitope chung trên locus HLA-DR β1 của các kháng nguyên HLA class II. Ngoài ra, các yếu tố môi trường không rõ ràng hoặc không được xác định như: nhiễm virus, hút thuốc lá… được cho là có vai trò kích hoạt và giúp duy trì tình trạng viêm khớp trong cơ thể con người.
Các giai đoạn viêm khớp dạng thấp?
Giai đoạn I: viêm màng trên khớp dẫn đến sưng khớp, đau, tấy khớp. Do các tế bào miễn dịch di chuyển đến vùng viêm dẫn đến số lượng tế bào trong dịch khớp tăng cao.
Giai đoạn II: có sự gia tăng và làn truyền của viêm trong mô xương. Mô xương bắt đầu hình thành và phát triển ảnh hưởng đến không gian khoang khớp, trên sụn từ đó dần phá hủy sụn khớp và khớp bắt đầu thu hẹp do mất sụn.
Giai đoạn III: Đây là giai đoạn nặng. Sự mất đi sụn khớp trong các khớp bị tổn thương kéo dài làm lộ xương dưới sụn suy yếu dần. Bệnh nhân thường xuyên đau khớp, sưng tấy, hạn chế chuyển động, teo cơ, hình thành các nốt mẩn dị dạng, cứng khớp vào buổi sáng, suy nhược cơ thể.
Giai đoạn IV: Giai đoạn cuối của bệnh viêm khớp ở dạng thấp, viêm khớp giảm đi và hình thành các mô xơ và xương chùng (xương kết hợp) dẫn đến việc ngừng các chức năng của khớp hình thành bại liệt.
Các triệu chứng thường thấy của bệnh viêm khớp dạng thấp
Triệu chứng cơ năng
Đau, sưng tấy khớp có tính chất đối xứng, lan tỏa đặc biệt ở các khớp nhỏ và nhỡ. Hiện tượng này thường xảy ra liên tục cả ngày, đau hơn lên về đêm và gần sáng, nghỉ ngơi không giảm đau. Hiện tượng cứng khớp buổi sáng xuất hiện, thường kéo dài trên 1 giờ
Tình trạng mệt mỏi, suy nhược do viêm khớp kéo dài ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh nhân có thể không sốt hoặc sốt nhẹ trong đợt bệnh đang tiến triển.
Triệu chứng thực thể tại khớp
Sưng, đau tại các khớp, ít khi tấy đỏ có thể là do sưng phần mềm hoặc tràn dịch khớp. Viêm khớp nhỏ thường có tính chất đối xứng, kéo dài vài tuần đến vài tháng. Các khớp viêm thường gặp như: ngón gần, khuỷu, vai, cổ tay, bàn ngón tay, đau khớp háng, gối, cổ chân, khớp nhỏ bàn chân.
Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, người bệnh có thể bị dính và biến dạng các khớp viêm do tổn thương phá hủy khớp, gân, dây chằng từ đó gây bán trật khớp, tàn phế. Thường xảy ra: bàn tay gió thổi, cổ tay hình lưng lạc đà, ngón tay hình cổ cò, hội chứng đường hầm cổ tay, ngón tay người thợ thùa khuyết,…
Triệu chứng ngoài khớp
Hạt thấp dưới da: hay gặp ở người viêm khớp dạng thấp nặng, bệnh tiến triển nhanh, thể huyết thanh dương tính.
Tổn thương mắt: Các hiện tượng thường xảy ra như: viêm khô kết mạc, một phần trong hội chứng Sjogren, viêm củng mạc và nhuyễn củng mạc thủng khi bệnh có dấu hiệu tiến triển nặng.
Tổn thương phổi: Nốt dạng thấp ở nhu mô, xơ phổi, viêm phế quản, tắc nghẽn đường hô hấp do viêm khớp nhẫn giáp, viêm phổi (thể bệnh nặng), viêm màng phổi hay tràn dịch màng phổi gây ra.
Tổn thương tim mạch: Viêm màng tim, nhiễm bột và viêm mạch, viêm cơ tim, viêm van tim, loạn nhịp tim.
Đối tượng nào có nguy cơ cao bị thấp khớp?
Theo các chuyên gia, một số đối tượng có nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp cao hơn là:
- Giới tính: Nữ giới có khả năng mắc bệnh cao hơn nam giới.
- Tuổi tác: bệnh viêm khớp dạng thấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường bắt đầu ở tuổi trung niên.
- Tiền sử gia đình: nếu trong gia đình có người bị viêm khớp dạng thấp thì bạn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn
- Hút thuốc: Hút thuốc lá có khả năng làm tăng nguy cơ phát triển viêm khớp dạng thấp.
- Béo phì: Những người thừa cân hoặc béo phì sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cao hơn do sự chèn ép trọng lượng cơ thể lên các khớp thường xuyên.

Biến chứng bệnh viêm khớp dạng thấp
Biến chứng trên các khớp xương
Vì bệnh viêm khớp dạng thấp bắt đầu từ những tổn thương khớp nên biến chứng của bệnh phổ biến nhất là các biến chứng về đau nhức khớp, biến dạng khớp gây suy giảm khả năng vận động thông thường và nghiêm trọng.
Sự tổn thương lâu ngày tại các vị trí bị tấn công sẽ bào mòn dần sụn khớp, làm hẹp các khe khớp dẫn đến các đầu xương bị dính vào nhau trở nên biến dạng gây mất chức năng vận động, điều này cũng gây khó khăn khi áp dụng các cách chữa trị thông thường.
Biến chứng ảnh hưởng trên da
Có thể sẽ phát hiện thấy các đốm hoặc bướu xuất hiện trên da, cụ thể là tại các vùng khuỷu tay, cẳng tay, gót hoặc ngón chân. Chúng xuất hiện đột ngột hoặc từ từ và xuất hiện các dấu hiệu của việc bệnh viêm khớp đang tiến triển xấu đi. Chúng thậm chí có thể hình thành ở các cơ quan như phổi và tim. Một số trường hợp xuất hiện vết loang trên da là dấu hiệu của chứng viêm mạch máu..
Biến chứng ảnh hưởng về mắt
Biến chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp có thể xuất hiện trên mắt của người bệnh. Thông thường ở các màng mỏng, ở phần lòng trắng của mắt gây ra hiện tượng đau, đỏ mắt. Chứng viêm màng mắt cũng có thể xảy ra ở phần lòng trắng rất nguy hiểm đến thị lực mắt.
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp có thể khó chẩn đoán ở giai đoạn đầu vì các dấu hiệu cũng như triệu chứng ban đầu giống nhiều bệnh khác.
Chẩn đoán lâm sàng
Các biểu hiện lâm sàng thường gặp là:
- Viêm 1 trong 3 nhóm khớp: sưng phần mềm, tràn dịch tối thiểu từ 3 trong số 14 nhóm khớp gối, khớp ngón gần bàn tay, khớp cổ chân, khớp bàn ngón chân, khớp bàn ngón tay, khớp khuỷu, khớp cổ tay.
- Viêm các khớp xảy ra ở bàn tay: người bệnh sẽ bị sưng khớp cổ tay, khớp ngón gần hoặc khớp bàn ngón tay.
- Tình trạng viêm khớp đối xứng.
- Biểu hiện hạt ở dưới da.
Chẩn đoán cận lâm sàng
Phát hiện bệnh bằng chụp X quang: chụp khớp tại cổ tay, bàn tay hoặc phần khớp bị tổn thương: hẹp khe khớp, hình khuyết đầu xương, hình bào mòn, hình hốc, giảm chất khoáng tại đầu xương.
Chẩn đoán giúp xác định tình trạng bệnh: khi có tiêu chuẩn đạt ≥ 4 của bệnh. Tình trạng viêm khớp cần có thời gian ≥ 6 tuần và phải được xác định bởi các bác sĩ trong ngành.
Xét nghiệm máu: Những người bệnh viêm khớp dạng thấp thường có tốc độ lắng hồng cầu tăng cao hơn (ESR, hoặc tốc độ sed) hoặc protein phản ứng C (CRP), bên cạnh đó ta có thể cho thấy sự hiện diện của quá trình viêm khớp trong cơ thể. Xét nghiệm hình ảnh: Chụp X-quang giúp theo dõi sự tiến triển của viêm khớp dạng thấp trong khớp của bạn trong thời gian dài . MRI và xét nghiệm siêu âm có thể đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh trong cơ thể bạn.
Điều trị viêm khớp dạng thấp thế nào?
Hiện chưa có biện pháp điều trị viêm khớp dạng thấp hoàn toàn khỏi. Tuy nhiên, các biện pháp điều trị giúp cải thiện triệu chứng, góp phần giảm cơn đơn kéo dài, giúp duy trì cuộc sống bình thường như:

Phẫu thuật chữa viêm khớp dạng thấp
Bạn có thể xem xét phẫu thuật nếu việc sử dụng các loại thuốc không đạt hiệu quả để sửa chữa các khớp bị hư hỏng. Phẫu thuật có thể khôi phục khả năng hoạt động bình thường của khớp. Nó cũng có thể giảm đau và cải thiện chức năng khớp. Phẫu thuật viêm khớp dạng thấp bao gồm:
- Sửa gân: Viêm làm tổn thương khớp có thể khiến gân quanh khớp bị hỏng hoặc đứt gãy. Bác sĩ phẫu thuật có thể sửa chữa các đường gân xung quanh khớp, nối lại chức năng của gân trong cơ thể.
- Phẫu thuật: Phẫu thuật nối cầu chì (chỉnh trục) có thể được khuyến khích giúp ổn định hoặc điều chỉnh khớp, giảm đau.
- Phẫu thuật nội soi. Phẫu thuật giúp loại bỏ lớp lót bị viêm của khớp (synovium) có thể thực hiện ở cổ tay, ngón tay, đầu gối, khuỷu tay và hông.
- Thay thế toàn bộ khớp: Trong phẫu thuật thay khớp, loại bỏ các bộ phận bị tổn thương khớp thay vào đó sẽ gắn một bộ phận giả được làm bằng kim loại hoặc nhựa.
Vật lý trị liệu chữa viêm khớp
- Phục hồi các chức năng, vật lý trị liệu, tắm nước suối khoáng
- Sử dụng dụng cụ hỗ trợ linh hoạt
- Tập luyện, hướng dẫn vận động thể thao chống co rút gân, dính khớp, teo cơ.
- Trong giai đoạn viêm cấp: nên để khớp nghỉ ngơi ở tư thế cơ năng, tránh hiện tượng độn kê tại khớp. Khuyến khích tập luyện ngay sau khi triệu chứng viêm thuyên giảm, tăng dần, tập luyện nhiều lần trong ngày theo đúng chức năng hoạt động sinh lý của khớp.
Sử dụng thực phẩm chức năng giảm triệu chứng viêm khớp dạng thấp
Sử dụng thực phẩm chức năng bổ xương khớp chứa thuần glucosamine có thể hỗ trợ giảm tình trạng bệnh. Một số sản phẩm thuần glucosamine tiêu biểu là thuốc bổ khớp Golden Health Glucosamine Sulphate của Úc.
Đây là sản phẩm bảo vệ sức khỏe xương khớp được nghiên cứu và điều chế bởi các chuyên gia hàng đầu Úc. Mỗi viên uống bổ sung glucosamine của Golden Health cung cấp 1500mg glucosamine sulphate, được kiểm chứng lâm sàng là có hiệu quả trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý về xương khớp cũng như giảm các cơn đau nhức khớp.
Cụ thể, khi bị viêm khớp dạng thấp, màng hoạt dịch sẽ bị tấn công, sưng phồng lên và bắt đầu tấn công vào sụn khớp. Lúc này, thành phần glucosamine sulfate trong viên uống giúp tái tạo sụn khớp,, tăng độ linh hoạt của khớp. Glucosamine sulfate cũng giúp giảm đau, sưng phù, cải thiện khả năng cử động khớp, tăng dịch nhờn quanh khớp. Ngoài ra, viên uống còn hỗ trợ phòng ngừa mắc bệnh lý về xương khớp lúc về già (yếu xương, dễ tổn thương, gãy xương…).
Viên uống Golden Health Glucosamine Sulphate phù hợp với những trường hợp bị viêm khớp như viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp như khớp gối, vai, háng, tay, thoái hoá cột sống thắt lưng, đốt sống cổ. Người thường xuyên lao động nặng nhọc, hoạt động nhiều, quá sức; người lớn tuổi. Sản phẩm này không dùng cho người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú; những người dị ứng hải sản hoặc mắc bệnh lý về tim mạch.
Mỗi ngày cần uống 1 viên sau bữa ăn, kiên trì sử dụng khoảng 1 tháng đều đặn bạn sẽ thấy sức khỏe của mình có những thay đổi đáng kể.
Làm gì để phòng ngừa viêm khớp dạng thấp ?
Tập thể dục
Các bài tập tác động nhẹ nhàng có thể giúp cải thiện phạm vi chuyển động của khớp và tăng khả năng linh hoạt. Tập thể dục giúp tăng cường cơ bắp, có thể làm giảm một số áp lực từ khớp xương.
Nghỉ ngơi đầy đủ
Bạn có thể cần nghỉ ngơi nhiều hơn trong thời gian bệnh tiến triển mạnh và ít hơn trong thời gian thuyên giảm kết hợp ngủ đủ giấc sẽ giúp giảm viêm và đau nhanh hơn để mang lại chất lượng cuộc sống được ổn định.
Chế độ ăn uống điều độ
Chế độ ăn nên bổ sung các thực phẩm giàu omega-3 như: cá hồi, cá trích, cá thu, cá ngừ, các loại hạt chia, hạt lanh, óc chó. Bên cạnh đó, bổ sung các chất chống oxy hóa như các loại quả giàu vitamin A, C, E và selen cũng mang lại hiệu quả đáng kể. Ăn nhiều chất xơ cũng góp vai trò quan trọng do chất xơ có thể giúp giảm các phản ứng viêm được xem là giảm nồng độ protein phản ứng C. Ngoài ra, bạn cũng nên bổ sung thực phẩm giàu canxi để xương khớp thêm khoẻ mạnh.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về nguyên nhân, tình trạng diễn biến và cách chữa trị, phòng ngừa đối với bệnh viêm khớp dạng thấp. Bên cạnh đó bạn cũng nên quan tâm tới những cách phòng bệnh. Ngay khi có bất cứ dấu hiệu lạ nào như những đốm nhỏ trên da thì không nên bỏ qua mà hãy đi thăm khám để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời, điều đó sẽ cải thiện tình trạng bệnh và chữa bệnh hiệu quả hơn cho bạn. Hãy nhớ, sức khỏe luôn là yếu tố hàng đầu trong chất lượng cuộc sống của bạn.
Xem thêm: Những thông tin cần biết về bệnh Gút